Ten Hag chỉ cần 7 tháng để có danh hiệu đầu tiên cùng Man United

skysports-manchester-united_6071181

Khi các cầu thủ diễu hành chiếc cúp trước sự phấn khích của các manucian trên sân Wembley, Erik ten Hag đứng lặng lẽ quan sát bằng sự mãn nguyện ở phần sân bên kia. Ông hiểu rằng, chiến thắng này có thể là sự khởi đầu của những điều lớn lao. Hãy cùng trang chủ aebet tìm hiểu sự tài tình của ông thầy người Hà Lan nhé.

Hồi sinh thần kỳ

Vào ngày này năm ngoái, M.U bị la ó bởi chính những người hâm mộ đội bóng. Ngay tại Old Trafford, đám tàn binh của Ralf Rangnick bất lực trong nhiệm vụ chọc thủng lưới đội xếp thứ 19 Watford. Ở trận đấu tiếp theo, “Quỷ đỏ” bị kình địch cùng thành phố Man City đánh cho bầm dập, tả tơi 1-4. Một tuần sau đó, M.U để Atletico Madrid cuỗm nốt tấm vé vào vòng tứ kết Champions League.

Cũng kể từ đó, M.U chỉ thắng 2 trong 9 trận đấu còn lại của chiến dịch Premier League 2021/22. Cái kết tồi tệ cho một mùa giải thảm họa: Xếp thứ 6, có vé Europa League đầy may mắn khi “mang ơn” West Ham, cách suất dự Champions League tới 13 điểm.

Cựu thủ quân Gary Neville mô tả tập thể tồi tệ đó bằng cụm từ “chia rẽ & tan vỡ”. Và đây là di sản Erik ten Hag được thừa hưởng cách đây 7 tháng. Sau một vài trận giao hữu có vẻ ấn tượng, M.U đâu lại đóng đấy: Thất bại 1-2 ngày mở màn Premier League bởi cái tên quen thuộc Brighton, rơi xuống cuối BXH sau thất bại nhục nhã 0-4 trên sân của Brentford.

Nhưng vị thuyền trưởng người Hà Lan đã lèo lái con thuyền M.U đi qua những cơn sóng dữ. Ông lặng lẽ xây dựng lại văn hóa cho CLB. Quyền lực của Ten Hag dần được xác lập, trong khi tinh thần đoàn kết lên cao nhờ vào những quyết định táo bạo. 

Ten Hag mạnh dạn ném những nhân vật tưởng chừng “không-thể-chạm-đến” như siêu sao Cristiano Ronaldo hay đội trưởng Harry Maguire lên ghế dự bị vì những lý do khác nhau. Và sau cùng, tống tiễn hẳn CR7 rời khỏi Old Trafford sau khi siêu sao người Bồ Đào Nha trở thành khối ung nhọt thực sự của đội bóng.

Tất nhiên, Ten Hag cũng nhận được sự hỗ trợ bởi niềm tin của BLĐ dành cho mình. Vào mùa hè, tổng chi tiêu vượt mốc 250 triệu bảng cho Casemiro và 4 người khác – Antony, Lisandro Martinez, Christian Eriksen và Tyrell Malacia, biến Ten Hag trở thành HLV được tăng cường lực lượng rầm rộ nhất lịch sử CLB.

Trong tổng thể bức tranh xen lẫn những gam màu tối sáng, vai trò của HLV Ten Hag đặt ở trung tâm. “Đó là câu chuyện về cách một người đàn ông đã biến một tập thể những kẻ yếu kém trở thành người chiến thắng trong khoảng thời gian quá ngắn. 7 tháng, thật khó – cũng có thể nói là không thể để tưởng tượng một sự hồi sinh mạnh mẽ cho M.U” – Gary Neville thốt lên đầy kinh ngạc.

Ten Hag khác Mourinho ra sao?

Vào lúc này, M.U là đội bóng duy nhất trên bình diện 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu còn có khả năng đoạt cú ăn bốn. Lý thuyết là vậy, nhưng đấu trường Ngoại hạng Anh kỳ thực có nhiều khó khăn, bởi Arsenal vẫn đang duy trì khoảng cách 8 điểm. Ở FA Cup và Europa League, cơ hội vẫn luôn rộng mở.

Sự khởi đầu của Erik ten Hag ấn tượng như mùa giải đầu tiên của Jose Mourinho với đội chủ sân Old Trafford. Mùa giải 2016/17, M.U đoạt cú ăn ba gồm những danh hiệu “hạng hai”: Siêu cúp Anh, League Cup và Europa League. Sau cùng, thứ mà “Người đặc biệt” mang đến chỉ là “buổi bình minh giả tạo”. Với Ten Hag, điều gì đảm bảo M.U không đi lệch quỹ đạo?

Đầu tiên, cần phải nói về văn hóa chiến thắng tại United. Từ ngày đầu đặt chân cho đến khi phải ra đi không kèn trống, Mourinho – vị HLV đã luôn ở trong khách sạn, chưa bao giờ thuộc về thứ gọi là “văn hóa chiến thắng” ở Old Trafford. Dưới thời Mourinho, nội bộ M.U luôn rối như canh hẹ, thậm chí HLV người Bồ còn chỉ đích danh Paul Pogba là “con virus”. 

Erik ten Hag khôn khéo. Hãy nhìn cái cách HLV người Hà Lan tung Harry Maguire vào sân ở phút 88 thay Marcus Rashford, chỉ để trung vệ người Anh có cơ hội nâng cao chiếc cúp vô địch đầu tiên trong sự nghiệp với tư cách đội trưởng CLB. Nghệ thuật đắc nhân tâm là ở đó! 

Mặt khác, nguồn lực M.U đang có đảm bảo cho những năm tháng bền vững tiếp theo. Người chi phối hàng công M.U dưới thời Mourinho – tiền đạo Zlatan Ibrahimovic khi đó đã 35 tuổi. Còn lúc này, Marcus Rashford chỉ mới 25 tuổi nhưng đã có 8 mùa giải cùng CLB. 

Bạn có thể tham gia vào trang chủ aebet để nhận các khuyến mãi aebet cho người mới và người chơi lâu năm nữa nhé. Chúc bạn có những giây phút thư giãn nhất!

Điều quan trọng, HLV Ten Hag không bao giờ cho phép đội bóng của ông được tự mãn. Sẽ chẳng có buổi lễ rước cúp nào quanh Manchester, bởi chỉ 3 ngày sau trận chung kết League Cup, họ đã phải lao mình vào một cuộc đấu không khoan nhượng khác. Thua West Ham có nghĩa M.U mất FA Cup, thất bại trước Liverpool là trôi xa luôn hy vọng bám đuổi Arsenal.

HLV Ten Hag chia sẻ một cách cương nghị về danh hiệu mà CLB phải chờ đợi suốt 5 năm và 278 ngày: “Đây phải là nguồn cảm hứng, là động lực để United tiếp tục đi trên con đường này và đạt được những tiến bộ. Chúng ta có thể ăn mừng phấn khích trong 24 giờ, nhưng sự hài lòng sẽ dẫn đến lười biếng. Đương nhiên chẳng có danh hiệu nào cho kẻ lười biếng”.

Biết huy động mọi nguồn lực

Bữa tối với Sir Alex được chính Ten Hag mô tả là một bài học quan trọng về văn hóa CLB, là cơ hội để ông tiếp xúc với di sản vĩ đại nhất lịch sử M.U. Thậm chí, ngay cả nhà Glazer – những người vốn chỉ coi “Quỷ đỏ” là con mòng béo để hút máu, cũng tìm đến Wembley chứng kiến thời khắc đăng quang. 

Có thể nói, Ten Hag đang thu thập được mọi nguồn lực vào tay mình. Và ông cũng biết đền đáp họ: Buổi ăn mừng trong phòng thay đồ, HLV người Hà Lan mời cả Sir Alex lẫn tỷ phú Avram Glazer vào chung vui với các cầu thủ.